MẸ HIỂU SAI! CON ỐM LAI RAI!

Lô – Thằng cu con thứ hai nhà bà chị tôi, mới bị viêm phế quản đi viện hơn hai tuần trước, bây giờ lại sốt cao, nôn trớ, ho khóc liên tục suốt đêm nên hôm nay bà í lại ôm con đi viện lần nữa.

Thằng bé được 15 tháng rồi mà chỉ nặng hơn lúc mới sinh chừng 5kg. Ừ thì một phần là do mỗi tháng cứ trung bình là 2 lần đi viện, nó cũng hao đi trông thấy. Buổi sáng khám xong thì lại lòi ra thêm bao nhiêu thứ bệnh và biến chứng, nào là viêm họng, viêm mũi, viêm tai giữa và đính kèm hơn một triệu tiền khám kèm thuốc tây.

May mắn là tôi được học, được tiếp xúc và được trải nghiệm với những bệnh nhân, lắng nghe những chia sẻ của các bà mẹ có con nhỏ trong lúc đi trực, đi làm. Kể ra tôi cũng dắt lưng được ít hành trang quý báu khi chăm con mọn. Trộm vía tỉ lần là bé Na nhà tôi, lúc thời tiết thay đổi, cũng chả phải lo lắng gì nhiều. Khi con đi nhà trẻ cũng chả phải nghỉ làm liên miên chăm con ốm hoặc là mỗi lần đi du lịch thì cứ vô tư cho bé con đi vi vu cùng bố mẹ mà chả trăng sao gì hết.

Mẹ Đã Hiểu Đúng Về Lý Do Con Bị Viêm Đường Hô Hấp Chưa?

Bí quyết cũng chẳng ở đâu cao xa! Cứ lên Google gõ là thấy ngay cả list nguyên nhân khiến con bị viêm hô hấp (chẳng hạn như viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi họng) là do đâu?

Nhiều người cứ nghĩ đến viêm là liên tưởng ngay đến vi khuẩn. Tuy nhiên, theo thống kê thì có đến 60-90% các trường hợp viêm hô hấp trẻ em ở Việt Nam là do virus. Nguyên nhân đã khác nhau rồi thì đương nhiên là cách chữa bệnh cũng phải có điều gì khác chứ? Đúng không ạ?

Vậy thì virus và vi khuẩn khác nhau ở điểm nào?

Nói nôm na, cho dễ hiểu thì vi khuẩn là một sinh vật sống, có thể có lợi và có hại với cơ thể của trẻ. Những vi khuẩn gây hại thì biện pháp điều trị đầu tay hiện nay là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, để được sống, vi khuẩn gây hại cũng lắt léo lắm, chúng đang biến đổi từng ngày để làm khó các nhà nghiên cứu thuốc phải liên tục cày cuốc, nghiên cứu ra những loại thuốc mới để đủ tầm đối phó với chúng.

Còn vi khuẩn có ích thì ở đâu? Ngay trong cơ thể chúng ta đã có rồi. Ví dụ như vi khuẩn đường ruột tham gia vào quá trình tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn; một số vi khuẩn tồn tại hòa bình trong cơ thể để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng như tạo ra vitamin, loại bỏ chất thải hay là bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của những vi khuẩn xấu khác từ môi trường.

Tuy nhiên, hầu hết virus lại là mối nguy hại cho con người. Nói thẳng ra là chúng thường chỉ gây hại.

Không phải tự nhiên mà các nhà khoa học ví virus giống như xác chết sống lại (hay có thể hiểu là Zombie), bởi vì chúng không chết, nhưng chắc chắn cũng không phải là sinh vật sống. Chúng chỉ “sống” khi xâm nhập và chiếm đoạt được vật chất và năng lượng của vật chủ – đặc biệt là những đứa trẻ non nớt của chúng ta.

Trẻ em dưới 5 tuổi thường rất dễ mắc và tái đi tái lại các bệnh viêm hô hấp là do hệ hô hấp của con chưa hoàn thiện và sức đề kháng còn yếu, vậy nên hệ miễn dịch chưa đủ mạnh để chống lại bọn zombie virus đó. Vì vậy, các bé sẽ chuyển biến bệnh rất đột ngột và biểu hiện nặng hơn do virus sinh sản và lây lan cực nhanh và mạnh.

Làm Sao Để Phát Hiện và “Né” Được Lũ Zombie Đó?

Bằng mắt thường, chúng ta đã không thể trông thấy vi khuẩn rồi, huống chi là virus còn nhỏ bé hơn vi khuẩn gấp 10 lần. Vậy nên việc phát hiện ra nó không hề dễ dàng.

Không phát hiện ra được thì liệu có tránh nổi không? Khi không thể nhìn thấy chúng thì không còn cách nào khác là bật chế độ “tự bảo vệ” 24/24.

Không biết các mẹ đã biết về bí mật này chưa? Kẻ thù truyền kiếp của bọn virus chính là hệ miễn dịch – đội quân bảo vệ toàn diện cơ thể của chúng ta – chứ không phải là kháng sinh đâu các mẹ nhé. Virus nó chả sợ sệt hay nể nang gì kháng sinh đâu. Thế nên, dùng kháng sinh vô tội vạ chính là nguyên do chủ yếu khiến bệnh của con kéo dài, mà sau này nhỡ con có mắc bệnh gì khác, lại phải dùng kháng sinh loại nặng hơn, may ra mới khỏi.

“Các mẹ nhớ nhé! Miễn dịch khỏe giống như lá bài hộ mệnh đánh đuổi và làm tiêu tan bọn zombie đáng ghét đó.”

Ngoài ra, virus hay vi khuẩn đều có thể gây viêm với những biểu hiện như đờm, ho, sổ mũi, khò khè, khó thở. Để phân biệt được con đang bị viêm hô hấp do vi khuẩn hay virus, mẹ có thể dựa vào những biểu hiện dễ thấy nhất là màu sắc và trạng thái của đờm (hay còn gọi là đàm).

Màu sắc của đờm chính là một chìa khóa quan trọng giúp nhận biết cảm quan được nguyên nhân gây bệnh do đâu (theo chia sẻ kinh nghiệm của các bác sĩ khoa nhi mà tôi được biết). Nếu như con ói hoặc nôn ra đờm trong suốt thì khả năng cao là nhiễm virus. Còn vi khuẩn sẽ khiến cho đờm, mũi đặc quánh hoặc có màu vàng, màu xanh.

Chữa Trị Viêm Đường Hô Hấp Cho Con Như Thế Nào Cho “Hiệu Quả”!

Hầu hết các bệnh do nguyên nhân virus như viêm đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh thông thường đều chưa tìm được thuốc điều trị nguyên nhân. Các thuốc sử dụng hiện nay chủ yếu với mục đích kiểm soát, giảm bớt triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Chính vì vậy mà bố mẹ không nên dùng kháng sinh trong trường hợp này. Nếu có thì nên theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ hay chuyên gia y tế. Còn khi đã sử dụng kháng sinh từ 5 đến 7, thậm chí là 10 ngày chưa đỡ thì chắc là các mẹ đã có thể liên tưởng được nguyên nhân do đâu rồi đấy? ^^

Tây Y đang bó tay với virus gây bệnh hô hấp trẻ em. Tuy nhiên, kinh nghiệm dân gian, hay các bài thuốc Y học cổ truyền trong và ngoài nước đã tỏ ra rất hữu hiệu trong việc kháng lại virus nói riêng hay chữa trị bệnh viêm đường hô hấp nói chung. Hơn nữa, chắc hẳn các mẹ sẽ thích sử dụng những biện pháp tự nhiên cho con hơn là phải chứng kiến cảnh con khóc thét, kêu gào, sợ hãi khi uống thuốc, hoặc là chịu đựng những tác dụng phụ, hậu quả sau khi con dùng kháng sinh lâu ngày như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón), biếng ăn, chậm tăng cân, gầy còm … . Vậy thì “Lối đi nào cho em”?

Khi con bị đau đầu, ho, sốt, mệt mỏi thì mẹ vẫn cần dùng thuốc để giảm thiểu triệu chứng và rủi ro cho con như thuốc hạ sốt, miếng dán hạ sốt, oresol bù nước điện giải … cùng những thuốc mà bác sĩ kê đơn (nếu có). Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian như húng chanh hấp đường phèn, đu đủ hấp đường phèn, tỏi mật ong v.v… để hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng phòng ngừa bệnh lây lan gây ra các biến chứng khác cho con.

Để đỡ lỉnh kỉnh, đun đun nấu nấu thì hiện nay cũng đã có rất nhiều sản phẩm sẵn có trên thị trường – “tiện lợi hóa các bài thuốc cổ truyền” cho mẹ và bé. Tuy nhiên, các mẹ nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ, tính an toàn, mức độ hiệu quả ra sao, có phù hợp với lứa tuổi của con mình không rồi hẵng quyết định nhé!

Những bà mẹ của xã hội hiện đại sẽ cần giải pháp không chỉ giúp con giảm được biểu hiện ho đờm, khò khè của viêm hô hấp mà còn giảm được tần suất tái phát và biến chứng của bệnh nữa. Có như vậy thì bé mới thuận lợi để phát triển toàn diện và mẹ mới có thêm thời gian để làm việc và chăm sóc cho bản thân.

Bí Quyết Của Tôi

Còn tôi? Tôi cũng đã tìm ra được bí quyết chăm con nhàn tênh như vậy từ khi biết đến một loại cốm hô hấp  – một trong rất ít thảo dược vừa diệt được virus, vi khuẩn gây viêm hô hấp, vừa ngăn tái lại, giúp con ăn ngon, tiêu hóa khỏe hơn. Loài cỏ này vẫn chưa có ở Việt Nam nhưng được các nhà khoa học đánh giá rất cao về tính hiệu quả trong kháng virus, vi khuẩn trong các bệnh hô hấp trẻ em, đặc biệt là viêm phế quản. Điểm quan trọng nữa mà tôi vô cùng thích ở loại cốm này là tính an toàn, ngay cho cả trẻ sơ sinh. Điều này đã được chứng nhận của Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương và có cả nghiên cứu lâm sàng năm 2017 nữa.

Không những tiện lợi, cốm lại còn dễ cho con uống vì có hương sô-cô-la mà con thích. Khi hòa cốm trong nước sẽ không làm con sợ như uống thuốc viên hay né tránh như siro. Ngoài ra, cũng có thể cho vào cùng một ít cháo hoặc sữa nếu con “khó tính” nữa. Trộm vía là hơn năm nay, bé Na hô hấp khỏe re, không phải ghé viện, không ho sù sụ, khó thở đến lõm cả ngực như trước nữa at 20 free spins.

Tôi đã tìm thấy và sẽ chung thủy với thảo dược này cho “thành viên thứ tư” sắp tới của gia đình. 

Các mẹ thì sao – Hãy hiểu đúng để tìm ra bí quyết hô hấp khỏe mạnh cho con nhé!

– Mẹ Bé June –

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

0888 667 668